Mách mẹ 6 nguyên tắc cầm bút đúng cách để bé có nét chữ đẹp

0
2232

Cổ nhân có câu “Nét chữ là nết người”. Chính vì thế, việc cầm bút đúng cách ngay từ những năm tháng đầu đời sẽ giúp bé viết chữ đẹp và cũng là tiền đề cho việc phát triển của bé sau này. Một tư thế ngồi đúng cách sẽ không ảnh hưởng đến cột sống, mắt, gây đau mõi và tạo dáng người mất thẩm mỹ. Dưới đây là 6 nguyên tắc giúp bé cầm bút đúng cách nhất mẹ có thể tham khảo!

Nguyên tắc 1: Chuẩn bị dụng cụ học tập

Trước khi dạy bé cách cầm bút bố mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ học tập thiết yếu bao gồm:

Chuẩn bị dụng cụ học tập
  • Bút chì: Khi trẻ mới tập cầm bút mẹ nên cho bé tập viết bằng bút chì. Hai loại thông dụng hiện nay là HB và 2B, mẹ có thể tùy chọn loại phù hợp với từng bé. Nếu bé tay yếu viết nhẹ nhàng thì nên dùng loại 2B. Còn nếu bé viết tì đậm thì nên dùng HB sẽ cho màu chữ tốt hơn.
  • Tập vở: Mẹ nên mua tập vở 4 ô ly kẻ ngang, dọc sẽ giúp bé điều chỉnh độ cao và rộng của chữ. Chọn loại dày dặn, giấy trắng để khi bé tẩy không bị rách và nếu viết bằng bút mực cũng không bị nhòe.
  • Tẩy: Mẹ không nên ham rẻ mà nên chọn loại tốt để tránh lúc tẩy khiến vở bị lem nhem, tẩy không sach.
  • Bàn ghế ngồi học: Chọn bàn ghế chắc chắn, có chiều cao và độ rộng phù hợp với bé.

Nguyên tắc 2: Tư thế ngồi

Tư thế ngồi

Tư thế ngồi đúng cách ngay từ bé không những khiến trẻ viết chữ đẹp hơn mà còn tạo tiền đề cho con khi lớn lên, giúp cột sống phát triển bình thường và bảo vệ thị lực tốt nhất. Theo đó tư thế ngồi chuẩn như sau:

  • Hai chân chạm đất, dạng rộng bằng vai, lòng bàn chân bằng phẳng, trọng lượng cơ thể tập trung vào hông và đùi.
  • Ngồi thẳng người, lưng thẳng. Vòng tay mở rộng thoải mái, tay và cổ tay đăt lên trên bàn không để bị vướng vật dụng.
  • Đặt vị trí vở đúng vị trí. Khi bé mới tập viết thường đặt vở thẳng mới mép bàn, nhưng khi đã thành thạo nên để trẻ đặt vở nghiêng về phía tay viết. Đồng thời, ánh sáng phải chiếu từ bên trái sang tránh lúc viết bị sập bóng.
  • Cúi đầu nhẹ xuống, cố gắng giữ đầu thẳng, mắt nhìn xuống phía dưới trang giấy, thay vì cúi cả đầu xuống. Khoảng cách từ mắt đến vở là từ 25 -30 cm.

Nguyên tắc 3: Cầm bút đúng cách

Bố mẹ nên ngồi cạnh trẻ để làm mẫu cho bé nhìn thấy rõ và bắt chước theo trình tự các bước sau:

Phương pháp học cách cầm bút “kiềng ba chân” tức cầm bút bằng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

Bước 1: Ngồi thẳng: Chân đặt xuống sản, giữ tư thế khi ngồi viết. Đặt vở, giấy viết ở giữa, thẳng, ngay ngắn.

 

Bước 2: Dùng ngón cái và ngón trỏ để cầm bút lên: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa tạo thành hình tam giác giữ bút. Bằng việc cầm bút giữa ngón cái, ngón trỏ giữ bút ở góc 45 độ.

Bước 3: Đặt ngón cái lên bút chì: Đặt đầu ngón tay trỏ lên đầu bút chì với sự hỗ trợ của ngón cái. Không siết chặn chút mà cầm thật nhẹ càng. Càng cầm sát đầu bút thì càng tốt.

Bước 4: Tựa bút chì lên ngón giữa. Ngón cái và ngón trỏ giữ bút, tự trên ngón giữa để tạo độ chính xác. Kẹp bút nhẹ nhành giữa 3 ngón tay và bắt đầu viết.

Bước 5: Tựa mép bàn tay lên trang giấy:  Mép ngón út và ngón thứ (ngón đeo nhẫn) tựa thoải mái lên trang giấy đỡ cho phần còn lại của bàn tay để cử động dễ dàng hơn.

*Lưu ý:

  • Đặt ngón trỏ lên đầu bút chì.
  • Tránh cầm bút dựng đứng 90 độ.
  • Lòng bàn tay và cánh tay tạo thành 1 đường thẳng

Nguyên tắc 4: Định hướng cách cầm viết

 

Nét xiên

Mẹ nên cho con học các nét chữ cơ bản thành thạo rồi mới học chữ. Theo đó, việc viết nét đẹp phải được ưu tiên đầu bằng cách cho trẻ tập viết theo độ khó tăng dần:

  • Viết các đường ngang, dọc
  • Viết các nét xiên, nét móc, nét cong.
  • Viết các đường tròn
  • Viết các chữa cái thường
  • Viết các chữ cái in hoa.

Nguyên tắc 5: Rèn luyện mỗi ngày

Tập viết cho bé mỗi ngày sẽ tạo thành thói quen tốt đồng thời chữ viết sẽ đẹp hơn.

  • Mẹ đừng quên nhắc bé viết nắn nót, không viết vội, cẩu thả.
  • Thời gian đầu dạy con mẹ nên dành thời gian cùng con thực hành khoảng 30 phút mỗi ngày là đủ.

Nguyên tắc 6: Không tạo áp lực với con

Mẹ nên dành thời gian thực hành cùng con

Trong giai đoạn này não bộ của bé mới chỉ phát triển đủ dành cho các hoạt động tập trung ngắn. Chính vì thế, mẹ không nên ép con trong việc luyện tập viết trong thời gian quá dài. Hãy để cho bé tự làm quen với thời gian phù hợp và dần dần tăng lên. Tạo hứng thú cho bé trong quá trình tập viết kể có được kết quả tốt nhất.

Luyện cho con cách cầm bút và viết để có nét chữ đẹp không hề khó như các mẹ vẫn tưởng. Tuy nhiên, để trẻ có được nét chữ đẹp, thì cha mẹ phải rèn luyện cho bé thói quen và cách cầm bút ngay từ ban đầu nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here